您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Kuala Lumpur City, 19h30 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
Kinh doanh12人已围观
简介 Hư Vân - 06/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Vallecano vs Valladolid, 3h00 ngày 8/2: Tiếp cận top 5
Kinh doanhPhạm Xuân Hải - 07/02/2025 05:25 Tây Ban Nha ...
阅读更多Vợ nói ra một trong 7 câu nói này sẽ làm tổn thương chồng ghê gớm
Kinh doanhMai nhận ra sai lầm ngay khi bước chân vào hôn nhân. Ảnh minh họa.
Nhưng Mai nhanh chóng nhận ra mình đã sai lầm ngay khi bước chân vào hôn nhân.
Nhà chồng Mai kinh tế khá giả, cả nhà chồng thương yêu cô, mẹ chồng thì cho tất nhẫn vàng, kiềng vàng, lắc vàng hai họ mừng hôm đám cưới, còn bảo rõ rằng: "Con giữ lấy, mọi người tặng con mà". Mai cũng vui vì tới lúc này nhà cô cũng không có nổi tài sản có giá trị một nửa chỗ quà cưới ấy.
Nhưng Mai thất vọng vì chồng, bởi vẻ ngoài của chồng xấu thậm tệ, nói năng lập bập, đôi chân cong vẹo, cả "chuyện ấy" cũng lập cập… Hồi chưa cưới Mai còn thấy chồng có đôi mắt đẹp, vầng trán thông minh. Cưới xong sao nó… bình thường. Lúc này Mai mới nhận ra rằng việc chồng làm cho vợ có con khác hẳn đời sống chăn gối mặn nồng, hạnh phúc.
Mai rất vất vả chủ động, hỗ trợ chồng mới có được đứa con trai đầu lòng làm cả nhà chồng rất vui. Con trai như "sợi dây" níu hai vợ chồng, khiến chồng Mai tự tin làm bố, làm chồng hơn. Nhưng càng ngày Mai càng mất cảm xúc và hết yêu chồng lúc nào chả biết. Cô xấu hổ không dám đi cùng chồng vì sợ bị trêu chọc, chê bai. Cô lấy lý do là sinh con xong phải kiêng và ngủ riêng, hầu như không có "chuyện ấy" nữa.
Khi con hơn 1 tuổi thì mẹ chồng xin nghỉ hưu sớm để ở nhà chăm cháu. Bố chồng thì xin cho Mai vào làm văn phòng của một công ty đang ăn nên làm ra. Được đi làm Mai như chim sổ lồng. Vốn không có đời sống vợ chồng viên mãn, lại là "gái một con" nên Mai "xõa hết cỡ", nào ăn diện váy áo, đi nhậu, đi hát karaoke, khiêu vũ... và đem lòng yêu một trai trẻ chưa vợ. Cậu này say mê Mai, lại hay ghen nên suốt ngày đòi bỏ vì thấy "quá thiệt thòi", vì "thỉnh thoảng mới được là của nhau, còn cô đêm nào cũng ôm chồng"...
Giờ thì Mai muốn ly hôn chồng để người tình khỏi ghen, để được sống trọn vẹn với "tình yêu thật sự", nhưng lại tiếc cuộc sống hiện thời đầy đủ vật chất và thương con… Rồi Mai có đứa con thứ hai, nhưng là "sản phẩm" của nhân tình. Mai đã "lừa" cả nhà chồng tưởng đó là con cháu họ, cũng may là con gái giống mẹ nên không ai nhận ra hai đứa con của cô không cùng một bố.
Để dọn đường ly hôn, Mai luôn làm mình làm mẩy, cà khịa với chồng. Mai thường xuyên cấm chồng "Đừng động vào người tôi", rồi đay đả: "Anh xem anh có xứng đáng làm đàn ông không?"… Đến khi chồng phong thanh biết chuyện bồ bịch của Mai và hỏi thì cô không ngần ngại đã nói thẳng ra là: "Anh chẳng được một góc của người ta, biết gì mà nói". Câu nói bắn ra, chồng cô tái mặt và từ đó không thèm nói chuyện với cô nữa.
Mai chăm bẵm người tình chu đáo cả tiền bạc, vật chất. Tới khi anh ta ép cô đưa một khoản tiền quá lớn, dọa nếu không lo được thì sẽ cho gia đình chồng Mai biết về nguồn gốc đứa con gái. Lúc này cô mới hiểu bộ mặt thật của người tình và rất hối hận vì đã xử tệ với chồng, muốn quay về êm ấm với chồng. Nhưng dù cô tìm đủ cách để kết nối lại với chồng thì anh vẫn như băng đá, còn bảo rằng: "Bát nước hất đi thì không thể vớt lại đầy như cũ".
Cô rất hối hận vì đã xử tệ với chồng, nhưng chồng bảo bát nước hất đi thì không thể vớt lại đầy như cũ. Ảnh minh họa.
Từ câu chuyện của Mai, chị em phụ nữ cần tránh những câu nói này với chồng
Trong hôn nhân câu nói có thể làm chồng hạnh phúc, cũng có thể làm chồng buồn khổ thất vọng. Với những đàn ông không may mắn, hay chưa có thành công trong sự nghiệp thì người vợ cần cư xử khéo léo và tế nhị để không động chạm đến tính tự ái của chồng. Chị em nên tránh 7 câu nói không hay dưới đây mỗi khi bực tức chồng nhé:
1. Anh chẳng được một góc của người ta, biết gì mà nói
Câu nói này vô tình làm chồng cảm thấy bị coi thường và kém cỏi. Nhận được câu nói này chồng sẽ xa lánh vợ, mất kết nối và có thể không thèm nói chuyện với vợ nữa.
2. Đừng động vào người tôi
Dù vợ bực tức không muốn gần gũi chồng thì hãy học cách từ chối nhẹ nhàng. Đừng dứt khoát phũ phàng bằng câu nói "đừng động với người tôi". Có thể thay thế bằng câu: "Hôm nay em mệt. Mai em còn có việc đi sớm nữa. Mình ngủ nhé anh".
3. Anh xem anh có xứng đáng làm đàn ông không?
Người chồng nào cũng muốn được vợ tôn trọng. Khi nghe câu nói này đàn ông sẽ cảm thấy bị xúc phạm cực độ khiến vợ cũng không thể đoán trước được điều gì anh ấy sẽ làm sau đó. Vì vậy đừng dại tự mình gây ra chuyện nhé.
4. Sao anh lười quá vậy?
Đàn ông ngại làm việc nhà. Thay vì trách chồng "sao anh lười quá vậy" bằng cách nhẹ nhàng chia sẻ với chồng chuyện mình đã mệt mỏi vì vừa phải lo việc nhà, vừa lo việc công ty và thật sự cần chồng hỗ trợ việc nhà.
5. Tiền của tôi, tôi thích tiêu gì mà chẳng được
Trong gia đình, nếu quá rạch ròi về tài chính trong quan hệ vợ chồng sẽ dẫn đến những chuyện không hay sau này. Cách tốt nhất là bạn không nên nói nhiều tới vấn đề nhạy cảm này, nhất là khi cãi nhau. Và đặc biệt đừng bao giờ phân biệt tiền của anh, tiền của tôi.
6. Không vì con thì tôi sớm cũng bỏ anh rồi
Câu nói này đau như dao cứa vào tim chồng, bạn hãy đứng ở vị thế của chồng để nghe điều tương tự đó xem cảm giác sẽ thế nào. Do đó dù có giận chồng đến mấy cũng không nên nói ra câu này.
7. Lấy anh đúng là việc hối hận nhất đời tôi:
Câu nói này là điều đáng sợ nhất mà chồng phải nghe từ người vợ đầu gối, tay ấp và chắc chắn anh ấy cảm thấy bị tổn thương, bị xúc phạm, thậm chí tuyệt vọng vì đã không mang lại hạnh phúc cho vợ. Có thể chồng sẽ tự dằn vặt bản thân vì thấy mình họ kém cỏi, chẳng làm được điều gì ý nghĩa.
Hạnh phúc vì câu nói, mà buồn khổ thất vọng cũng từ câu nói mà ra - nhất là với những gia đình chồng chưa có thành công trong sự nghiệp, chồng có hoàn cảnh không may mắn. Người chồng nào cũng muốn được vợ tôn trọng, do đó là phụ nữ hãy sống có trách nhiệm với bản thân, với chồng và con.
Dù không có tình cảm, tình yêu với chồng, cũng không nên lừa dối chồng, không làm tổn thương chồng bằng cách "bắn ra" 7 câu nói trên mà rồi ân hận vì sẽ không biết anh ấy làm gì sau đó đâu.
Theo Gia đình và Xã hội
10 câu nói tổn thương đừng bao giờ nói với bạn đời
Những câu nói dưới đây tuyệt đối bạn không nên nói với vợ/chồng mình vì nó có thể gây hại cho mối quan hệ tới mức không thể sửa chữa được.
">...
阅读更多Sử dụng tiền lì xì cho con sau Tết sao cho hiệu quả?
Kinh doanhTám cách dạy con dám nói ra suy nghĩ riêng
Dạy con dám đưa ý kiến và sự quyết đoán là một kỹ năng quan trọng có lợi cho tương lai của trẻ.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Bodrum vs Antalyaspor, 19h30 ngày 5/2: Khó tin cửa trên
- Ông Biden, bà Harris lần đầu xuất hiện chung sau thất bại bầu cử
- Cô gái hỏi mua rồi cướp luôn xe Porsche tại nhà người bán
- Trẻ bệnh nền, béo phì dễ trở nặng khi mắc cúm
- Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Spartak Varna, 22h30 ngày 7/2: Thiếu cảm giác bóng
- Lộ chi tiết xe điện Wuling Bingo sắp bán tại Việt Nam
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2: Chia điểm
-
Chúc mừng ngày lễ tình yêu. 3. Lần đầu tiên em nhìn thấy anh, em đã thấy tình yêu. Lần đầu tiên anh chạm vào em, em đã cảm nhận được tình yêu. Và sau những khoảng thời gian đó, anh vẫn là người duy nhất em yêu.
4. Em không biết phải nói sao để anh hiểu hết được tình yêu mà em đã dành trọn cho anh. Em biết tương lai chúng mình còn gặp nhiều khó khăn và thử thách nhưng em tin vào tình yêu mà anh dành cho em, anh cũng vậy nhé! Em yêu anh nhiều lắm và luôn tự hào vì yêu anh và được anh yêu. Hãy cố gắng làm những gì như anh đã nói và hãy làm những gì anh thích nhé anh yêu!
5. Anh yêu! Em yêu anh không vì anh đẹp trai, không vì anh giàu có mà đơn giản là em yêu anh chứ không vì một lý do nào khác. Em không biết sẽ dành tặng cho anh món quà gì vì em nghĩ rằng chúng sẽ không thể hiện hết tất cả tình cảm em dành cho anh.
6. Em mong rằng em sẽ nhận được món quà rất lớn từ anh. Đó chính là tình yêu của anh, có được không anh?
7. Anh, người yêu của em. Em biết rằng mình đã chờ đợi anh mấy chục năm nay và anh cũng như vậy. Chúng ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình để cuối cùng sẽ có một ngày chúng ta nhận ra nhau.
Bảy lời chúc ngọt ngào dành tặng nàng
1. Anh muốn nói rằng anh yêu và nhớ em rất nhiều... Chúng ta hãy cùng ăn mừng ngày này với thật nhiều tình yêu và hạnh phúc.
2. Thời gian có thể trôi đi nhưng tình yêu anh dành cho em là không gì thay đổi được.Trời đã lạnh hơn nhiều, em hãy ăn nhiều, mặc thật ấm khi ra đường. Hãy tin rằng, ở đâu đó vẫn có một người vẫn chờ đợi em. Hãy cho anh thêm thời gian và cơ hội. Chúc em mọi điều tốt lành trong ngày Valentine này.
3. Từ ngày gặp em lần đầu tiên, anh đã biết thế nào gọi là tình yêu, thứ mà không ai có thể giải thích được trọn vẹn. Cũng từ lúc ấy, mỗi ngày khi gặp em, anh sẽ xếp 1 trái tim bằng giấy và đến ngày thứ 30 anh sẽ cầm hộp trái tim ấy trao cho em.
4. Chúng ta đã cùng vượt qua những khoảng thời gian khó khăn, em yêu. Anh chỉ muốn cho tất cả mọi người biết rằng: Em là duy nhất của anh. Anh yêu em rất nhiều.
5. Em là người đặc biệt trong đời đối với anh và anh yêu em tự đáy lòng. Em ở đây, trong anh và trong những giấc mơ của anh. Thiếu em cuộc sống của anh không còn ý nghĩa. Anh ước chúng ta sẽ không bao giờ là quá khứ của nhau.
6. Anh đã luôn mơ những giấc mơ thật đẹp, những giấc mơ trong đó có em. Em đến bên anh thật nồng nàn, say đắm như sự sắp đặt của số phận. Trong mơ, anh là người hạnh phúc và anh cứ muốn kéo dài giấc mơ hạnh phúc ấy, kéo dài mãi mãi… Chúc em yêu một Valentine thật vui vẻ và hãy nhớ đến anh.
7. Nếu anh không bao giờ gặp em anh sẽ không thích em. Nếu anh không thích em anh sẽ không yêu em. Nếu anh không yêu em anh sẽ không nhớ em. Nhưng anh đã làm, đang làm và sẽ làm. Yêu em thật nhiều. Hôn em.
Lời chúc Valentine hay, độc đáo dành cho người yêu
Dưới đây là một số gợi ý lời chúc Valentine lãng mạn và ý nghĩa, bạn có thể tham khảo để gửi tặng một nửa yêu thương của mình nhé.
" alt="Lời chúc Valentine 2021 tặng bạn trai, bạn gái ngọt ngào, lãng mạn nhất">Lời chúc Valentine 2021 tặng bạn trai, bạn gái ngọt ngào, lãng mạn nhất
-
"Ở Mỹ, nhiều định kiến bủa vây nhà nữ quyền. Không ít người coi các nhà nữ quyền là ích kỷ, thiếu suy xét, chống việc lập gia đình và không muốn ở nhà nuôi dạy con cái".
"Phản xã hội, kém hấp dẫn, không được yêu thương, mất việc là những gì người Hàn nghĩ về nhà hoạt động nữ quyền".
"Tại Bồ Đào Nha, người ta sẽ nói: 'Bạn bất mãn về điều gì? Mọi thứ tốt hơn bao giờ hết' với nhà nữ quyền".
Đó chỉ là một vài trong số hàng nghìn phần trả lời cho câu hỏi: Trở thành một "nhà nữ quyền" ở đất nước của bạn có nghĩa là gì? được đài NPRđặt ra cho khán giả trên khắp thế giới của họ.
Theo Oxford Dictionary, chủ nghĩa nữ quyền là niềm tin, mục tiêu rằng phụ nữ phải có các quyền và cơ hội như nam giới và những cuộc đấu tranh để đạt được mục tiêu này.
Dù được coi là truyền cảm hứng cho mọi người nhìn nhận, hành động và tin tưởng vào phụ nữ, mở ra các phong trào góp phần thay đổi lịch sử, đây vẫn bị coi là một đặc quyền ảo tưởng, phi thực tế ở một số nơi trên thế giới.
Hiều sai về chủ nghĩa nữ quyền, nhiều người có cái nhìn ác cảm với các nhà hoạt động nữ quyền. Ảnh: NPR.
Nhiều người đưa ra lập luận rằng phụ nữ và nam giới ngay từ khi sinh ra đã không giống nhau (về thể chất chẳng hạn) nên không thể đòi hỏi bình đẳng.
Thế nhưng, “giống nhau” không có nghĩa là “bình đẳng”. Cốt lõi của chủ nghĩa nữ quyền là về bình đẳng nam nữ, không phải sự giống hay khác nhau.
Theo Kathy Caprino, tác giả cuốn sách The most powerful you: 7 brave paths to building the career of your dreams, ngày càng có nhiều phong trào, cuộc đấu tranh được gắn mác nữ quyền, nhưng cùng với đó, ác cảm, thậm chí là sự thù ghét với chủ nghĩa này cũng gia tăng.
Khi nhiều người, trong đó có cả phụ nữ, còn không hiểu nữ quyền thực sự là gì để đồng tình với nó, sợi dây định kiến vẫn ràng buộc nữ giới trên khắp mọi nơi.
Làn sóng nữ quyền thứ tư
Ngày 22/1/2017, một ngày sau lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Donald Trump, hàng triệu phụ nữ đã tuần hành trên hàng chục quốc gia để đòi quyền bình đẳng.
Cuộc tuần hành của phụ nữ được tổ chức để phản ứng lại thái độ của ông Trump đối với nữ giới trong suốt chiến dịch tranh cử, từ lập trường chống lại quyền sinh sản cho đến lời đe dọa bỏ tù những phụ nữ phá thai.
Phong trào giải phóng phụ nữ ở Washington, D.C. ngày 26/8/1970. Ảnh: Getty.
Sự kiện này đã trở thành tâm điểm của cái gọi là làn sóng nữ quyền thứ tư, tiếp nối từ những làn sóng trước đó bắt đầu bằng cuộc đấu tranh giành quyền bầu cử vào cuối thế kỷ 19, chuyển qua các phong trào giải phóng của những năm 1960 và tiếp đến là các cuộc tranh luận xung quanh văn hóa đại chúng và lý thuyết giới trong những năm 1980.
Khác với các làn sóng trước đây, làn sóng nữ quyền thứ tư trong thế kỷ 21 đã chuyển trọng tâm từ bình đẳng pháp lý sang một loại phân biệt đối xử khó định lượng và khó đấu tranh hơn, theo Tạp chí Prospect.
Ví dụ, các số liệu gần đây do BBCcông bố cho thấy khoảng cách lương đáng kể giữa các nhà báo nam và nữ làm cùng một công việc.
40 năm luật trả lương bình đẳng đã không tạo ra kết quả như mong muốn ở Anh. Năm 2017, vẫn chưa có một quốc gia nào trên thế giới mà phụ nữ kiếm được nhiều tiền như nam giới.
Có nhiều lý do cho việc này. Các nhà bình luận thường đổ lỗi cho phụ nữ, chỉ ra rằng họ có xu hướng theo đuổi những công việc được trả lương thấp hơn trong các lĩnh vực như dạy học và chăm sóc, trong khi nam giới có nhiều khả năng chọn những công việc được trả lương cao trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh.
Tiếp đó là thách thức đối với việc chăm sóc trẻ em: dữ liệu cho thấy khoảng cách lương giữa hai giới tăng lên đáng kể sau khi phụ nữ bắt đầu có con, vì họ phải chịu đựng những thất bại của thời gian nghỉ thai sản (không có chế độ nghỉ phép chung ở Anh cho đến năm 2015) và loay hoay để cân bằng sự nghiệp với công việc nội trợ.
Phong trào nữ quyền phát triển trên khắp thế giới trong những năm gần đây. Ảnh: REDUX.
Bình đẳng trên thực tế
Một nguyên nhân khác cơ bản nhưng khó nhận thấy hơn, đó là sự thiên vị ngầm - những định kiến giới còn sót lại ảnh hưởng đến cách phụ nữ được nhìn nhận và đối xử, khiến họ không thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với nam giới.
Các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng cùng một người nộp đơn xin việc với cùng một CV sẽ ít có khả năng được nhận việc nếu họ có tên khá nữ tính.
Tại Trung Quốc, phụ nữ đi xin việc luôn gặp phải những câu hỏi về việc kết hôn, sinh con, thậm chí bị bắt thử thai, trong khi điều đó không xảy ra với nam giới.
Như Iris Bohnet, giám đốc Chương trình Chính sách Công và Phụ nữ tại Trường Harvard Kennedy, từng viết trong What Works: Gender Equality by Design(2016), thành kiến vô thức như vậy ảnh hưởng đến phụ nữ ở tất cả thời điểm trong sự nghiệp của họ.
Nữ quyền phát triển nhưng phụ nữ vẫn bị ràng buộc bởi định kiến. Ảnh: Harper's Bazaar.
Trả lương bình đẳng chỉ là một ví dụ. Từ mức độ bạo lực gia đình và tình dục mà 1/3 phụ nữ châu Âu phải trải qua, đến những áp lực đè nặng về tiêu chuẩn sắc đẹp và cả thói quen nói chuyện của đàn ông đối với phụ nữ, một thế hệ phụ nữ trẻ đang nhận ra rằng bình đẳng trong pháp luật không được chuyển hóa thành bình đẳng trên thực tế.
Hàng trăm phụ nữ từ hàng chục quốc gia đã kể về những trải nghiệm thực tế của họ trong cuốn sách Everyday Sexism (2014) của tác giả Laura Bates.
“Lúc đầu tôi nghĩ nếu may mắn tôi sẽ thu thập được khoảng 100 câu chuyện, nhưng không, mọi thứ lan rộng như cháy rừng. Một nhà tư vấn tiếp thị bị tấn công tình dục bởi các đồng nghiệp nam. Một nữ sinh và một góa phụ cho biết đã bị quấy rầy vì quan hệ tình dục. Một DJ giải thích việc bị quấy rối liên tục đã khiến cô ấy sợ hãi công việc mà mình từng yêu thích như thế nào”, Bates nói.
Theo nhà báo Jessica Abrahams, người chuyên tìm hiểu về các vấn đề về giới và quốc tế, mặc dù phong trào nữ quyền đã phải mất hàng thế kỷ vận động để thay đổi luật, bây giờ có vẻ như mọi thứ cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ.
Các vấn đề xã hội, văn hóa và tâm lý mà làn sóng nữ quyền thứ tư đang hướng tới phức tạp và khó nắm bắt hơn rất nhiều.
"Dường như càng đấu tranh, chúng ta càng nhận thấy việc giành quyền cho phái nữ và phong trào bình đẳng giới càng gặp khó khăn. Cùng lúc đó, phụ nữ càng bị ràng buộc bởi nhiều định kiến, ràng buộc bởi nhiều quy tắc xã hội", bà kết luận.
Theo Zing
Nữ luật sư nổi tiếng yêu thương, bảo vệ trẻ em bằng cả trái tim
Nhiều năm qua, bà trở thành niềm tin, chỗ dựa, lá chắn sống của trẻ em bị xâm hại. 65 tuổi, bà vẫn đi lại như con thoi giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận để bảo vệ trẻ em.
" alt="Nghịch lý nữ quyền">Nghịch lý nữ quyền
-
Năm nay, Nvidia thắng lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi vốn hóa đạt đến mốc 1.000 tỷ USD, cao hơn cả Netflix, Nike và Novo Nordisk cộng lại. Đó là điều không thể hình dung được cách đây 30 năm khi công ty ra đời, và thậm chí là năm ngoái, thời điểm cơn sốt AI còn chưa bùng lên giúp Nvidia thăng hoa. Tuy nhiên, nhà đồng sáng lập kiêm CEO Jensen Huang lại nói rằng nếu biết trước việc Nvidia gia nhập câu lạc bộ những công ty giá trị nhất hành tinh, ông sẽ không tạo ra nó. "Lý do thực sự khá đơn giản. Xây dựng Nvidia hóa ra khó hơn tôi mong đợi gấp triệu lần", Huang nói.
Ông dùng một loạt tính từ để miêu tả con đường 30 năm của công ty, bao gồm đau đớn, thống khổ, tổn thương, bối rối và xấu hổ. Theo Huang, chúng đủ để khiến những người biết trước sẽ không thể làm dám đâm đầu vào nữa.
" alt="Ba thập niên gian khó để chạm mốc 1.000 tỷ USD của Nvidia">Ba thập niên gian khó để chạm mốc 1.000 tỷ USD của Nvidia
-
Nhận định, soi kèo Myawady FC vs Dagon Port, 16h00 ngày 7/2: Những người khốn khổ
-
Tết biếu bố mẹ chồng thế nào cho đủ vẫn luôn là câu khỏi khiến bao chị em phụ nữ canh cánh trong lòng tới mất ăn mất ngủ mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhất là với những nàng dâu có mẹ chồng khái tính thì biếu Tết đúng là một bài toán đau đầu. Cùng chung nỗi trăn trở ấy, mới đây một nàng dâu đã lên mạng xã hội than thở về chuyện biếu tiền nhà nội của mình, thu hút sự chú ý của không ít người.
Câu chuyện cô kể như sau: "Ngày còn bé, thi thoảng nghe mẹ than thở rằng Tết chỉ có trẻ con vui, người lớn lo bạc mặt, em ngơ ngác chẳng hiểu sao mẹ lại nói thế. Tới lúc học xong đi làm, Tết đến em vẫn thấy vui. Thế nhưng khi chính thức bước chân vào cuộc sống hôn nhân rồi em mới hiểu lời than ấy của mẹ. Đúng là Tết chỉ làm người lớn bạc mặt lo thôi.
Bài chia sẻ của người vợ.
Vợ chồng em là trưởng nên dù ở xa nhưng ngày giỗ lễ trong năm của nhà nội vẫn phải lo chu toàn hết. Giỗ nhỏ, việc bận không về được chúng em phải gửi tiền về nhờ bố mẹ chồng làm giúp. Còn giỗ lớn hoặc trong họ có việc trọng đại thì bận mấy vợ chồng cũng phải cắt cử nhau về.
Mệt nhất là Tết, người già cả nghĩ, thích con cháu thể hiện sự quan tâm với bố mẹ. Một phần nữa là thích giữ thể hiện với hàng xóm rằng mình có con cái làm ăn xa, Tết được con về sắm sửa mọi thứ sẽ hãnh diện.
Thế nên năm nào gần tới Tết, mẹ chồng cũng gọi điện 'nhắc nhở' trách nhiệm của 2 đứa em. Hiểu tính bà như vậy nên cứ sang tháng 12 âm là em sẽ chuẩn bị sẵn 1 khoản tiền gửi về để ông bà tự chủ động mua sắm thực phẩm bánh kẹo. 29, 30 bọn em xong việc về sau, khi ấy mua thêm gì thì mua.
Năm nay công việc của cả hai vợ chồng em đều gặp khó khăn. Riêng chồng còn không có thưởng tháng lương thứ 13 vì công ty chỉ hoạt động cầm chừng. Cũng vì thế mà em chưa thu xếp được tiền gửi về quê cho bố mẹ chồng sớm như mọi năm.
Quả như em đoán, hôm qua bà ở quê chưa thấy con trai con dâu chuyển tiền về liền gọi điện lên nhắc khéo: 'Sắp Rằm tới nơi rồi đấy, hai đứa định Tết nhất thế nào. Thấy bảo thực phẩm, bánh kẹo năm nay lên giá hơn năm ngoái nhiều lắm'.
Bà nhắc bọn em chuyện đưa tiền Tết. Bảo hàng hóa ngày Tết tăng giá là ý muốn bảo bọn em phải đưa nhiều hơn năm ngoái. Mẹ chồng em bóng gió, ý tứ lắm. Bà không nói thẳng mà cứ vòng vo thế để con dâu tự hiểu.
Nói thật như mọi năm kinh tế ổn hơn em còn đỡ mệt. Năm nay lương lậu không ra sao, tới giờ còn chưa biết có được đồng tiền Tết nào không, lại nghe mẹ chồng thúc giục nữa, em thấy mệt mỏi kinh khủng. Nói ra sợ bà không hiểu lại nghĩ con cái tính toán, tiếc tiền với cả bố mẹ. Còn không nói thì bà không hiểu đấy là đâu.
Vậy là em nhẹ nhàng đáp: 'Mẹ biết đó, năm nay công việc của chúng con gặp khó khăn. Chồng con nghỉ việc mấy tháng mới đi làm lại nên tài chính cũng đang eo hẹp. Hiện còn chưa nhận lương, chưa biết thế nào nhưng chắc chắn vợ chồng con sẽ cố hết sức để lo Tết cùng bố mẹ đầy đủ nhất trong khả năng có thể của mình'.
Nghe con dâu nói vậy, giọng mẹ chồng em có chút trầm xuống. Sau vài phút ngần ngừ, bà cười bảo: 'Ừ, thôi thì có thể nào mình lo Tết thế đó. Không cần mua sắm nhiều quá lại thừa ra lãng phí. Hai đứa cứ lo công việc đi, khi nào về cũng được'.
Thấy bà có vẻ hiểu lòng con dâu rồi em mới nhẹ lòng đi được chút. Nhiều khi nói chuyện với mẹ chồng là cứ phải dùng chiến thuật đi lòng vòng thế các cụ mới hiểu đó. Nói thẳng dễ tự ái lắm, người già cả nghĩ là vậy. Giờ em chỉ mong Tết nhất có chút thưởng để biếu nội ngoại đôi bên. Năm nay tài chính vợ chồng em đúng là căng thật".
Cảnh làm dâu vốn chưa bao giờ là dễ dàng bởi sự khác biệt trong nếp sống, lối suy nghĩ giữa mẹ chồng con dâu là khá lớn. Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh nếu chúng ta biết cách ứng xử khéo léo, đặt mình vào lập trường của bậc phụ huynh để suy nghĩ thì dần dần sẽ hiểu và chiếm được tình cảm của họ. Từ đó mối quan hệ giữa đôi bên sẽ dần khăng khít, hòa thuận hơn.
Chi 50 triệu sắm Tết, bỗng dưng tủ lạnh hỏng, bỏ đồ thối mà nhói lòng
Đọc bài “Thất nghiệp cả năm, Tết 2021 chồng đòi đụng con lợn gần 80kg” của chị Ngọc Linh (Hà Nội), tôi lại nhớ đến câu chuyện dở khóc dở cười ở nhà tôi dịp Tết năm ngoái.
" alt="Nàng dâu khéo đối phó khi bị mẹ chồng nhắc chuyện sắm Tết">Nàng dâu khéo đối phó khi bị mẹ chồng nhắc chuyện sắm Tết